Bạn có bao giờ suy nghĩ về những gì xung quanh chúng ta đã thay đổi thế nào trong nhiều năm qua? Công nghệ ngày càng phát triển, xâm nhập và ứng dụng trong từng ngóc ngách của cuộc sống, chẳng hạn chiếc tivi cồng kềnh xưa kia được thay thế bằng led hoặc oled tivi, hay những chiếc điện thoại ”cục gạch” ít chức năng bị thay thế bằng những chiếc smartphone tích hợp công nghệ mới nhất.
Và trong lĩnh vực nha khoa, các phương pháp niềng răng cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển. Bài viết hôm nay gửi đến các bạn một góc nhìn mới về quá trình thay đổi và phát triển của kỹ thuật chỉnh nha trong lịch sử nha khoa hiện đại. Các bạn hãy cùng Nha khoa Thúy Đức khám phá nhé!
Mục lục
Lịch sử của quá trình niềng răng ở giai đoạn sơ khai
Các nhà khoa học cho rằng, Ai Cập cổ đại là nơi khởi nguồn của niềng răng, bởi các bằng chứng về niềng răng được tìm thấy lần đầu tiên ở nơi đây. Khi khai quật các xác ướp, người ta đã phát hiện những chiếc răng đã được chỉnh sửa bởi một sợi dây làm bằng da động vật chạy dọc hàm răng. Phần lớn những xác ướp có dấu hiệu chỉnh răng này là nữ giới. Có thể thấy rằng, một hàm răng đẹp, đều đã được con người chú trọng từ nhiều nghìn năm trước, đồng thời cũng cho thấy lịch sử phát triển lâu dài của quá trình niềng răng cho tới ngày hôm nay.
Tiếp đến là phát kiến của người La Mã cổ đại, có một người đàn ông tên là Aulus Cornelius Celsus được cho là cha đẻ của niềng răng với nỗ lực chứng minh rằng, dùng lực tác động vào một số điểm của hàm răng trong một thời gian dài, có thể làm thẳng răng. Trong các ghi chép của mình Celsus đã đưa ra giả thuyết rằng răng đã từ từ di chuyển và tự sắp xếp lại khi tác động lực ngón tay đều đặn trong một thời gian dài.
Bước tiến của kỹ thuật niềng răng
Công nghệ niềng răng đã bị đình trệ cho đến cuối những năm 1700 bởi chiến tranh, thiên tai, địch họa. Có thể nói rằng đây là thời kỳ đen tối của lịch sử nha khoa. Chỉ đến khi người Pháp đưa nha khoa lên một tầm cao mới thông qua việc tạo ra các tấm bảo vệ miệng có tác dụng tạo áp lực tại các điểm cụ thể giúp làm thẳng răng. Ngoài ra, họ cũng là những người đầu tiên nghĩ đến việc cần loại bỏ răng số 8 để ngăn chặn tình trạng thừa răng.
Niềng răng thế kỷ 19 – giai đoạn nền móng
Năm 1819, Christophe-Francois Delabarre chính thức phát minh ra mô hình nẹp nha khoa đầu tiên, có cấu tạo như một chiếc lồng (cũi răng) dùng để căn chỉnh hàm răng.
Năm 1843, Tiến sĩ Edward Maynard đã sử dụng chất dẻo để cải tiến cũi bằng dây, và vào năm 1850, EJ Tucker đã cắt chất dẻo thành những dải nhỏ để sử dụng trong quá trình niềng răng.
Sự phát triển của niềng răng trong thế kỷ 20
Thế kỷ 20 là thời kỳ mà kỹ thuật niềng răng có những bước phát triển vượt bậc. Từ việc phải sử dụng cũi răng với những sợi dây quấn quanh từng răng riêng biệt, và sử dụng chất liệu đắt đỏ là vàng để làm niềng răng, người ta đã phát hiện ra chất kết dính có thể sử dụng để gắn niềng ở mặt trước của răng. Đồng thời, mắc cài bằng thép không gỉ cũng bắt đầu được áp dụng, giúp giảm thiểu chi phí, dẫn đến thời kỳ bùng nổ của niềng răng.
Những năm 1970, ngoài phát triển chất liệu niềng răng, các nhà chỉnh nha còn tìm ra các vị trí tốt nhất để có chiến lược niềng răng, giúp cho thời gian đeo niềng được rút ngắn đi nhiều và cũng ít đau đớn hơn trước. Vì thế, có rất nhiều người lựa chọn đầu tư tiền bạc, công sức vào việc niềng răng để có một nụ cười tỏa sáng hơn.
Thời kỳ này cũng manh nha công nghệ niềng răng không nhìn thấy bằng các nỗ lực tìm cách gắn mắc cài vào mặt trong của răng để có thể vừa đạt hiệu quả nắn chỉnh răng, lại vừa đạt tính thẩm mỹ cao.
Niềng răng vô hình hiện đại
Niềng răng vô hình hay niềng răng Invisalign là khái niệm xuất hiện từ năm 1970 cho đến 1990, nhưng phải đến năm 1997, công nghệ này mới được hoàn thiện bởi một người không có tên tuổi trong ngành nha khoa – Zia Chishti, một sinh viên tốt nghiệp Đại học Stanford.
Ý tưởng về niềng răng Invisalign của Zia Chishti xuất phát từ cuối đợt điều trị niềng răng của chính anh, khi anh được bác sĩ yêu cầu đeo 1 chiếc máng cố định, tránh tái phát sau niềng. Máng có 1 thanh kim loại chạy ngay răng cửa giúp tháo lắp dễ dàng. Chishti nhận thấy rằng, việc đeo máng răng có thể điều chỉnh lệch lạc răng một cách đơn giản hơn. Thêm vào đó là lợi ích trong việc tháo lắp, vệ sinh và đặc biệt là không cần lo lắng về một “nụ cười sắt”.
Zia Chishti đã đem ý tưởng của mình kết hợp với người bạn tên Kelsey Wirth. Họ cùng nhau áp dụng công nghệ hình ảnh 3D để theo dõi sự di chuyển của răng có thể làm thẳng răng. Từ đó nghiên cứu các máng nhựa phù hợp với từng giai đoạn, giúp đưa răng về vị trí mong muốn hiệu quả như mắc cài kim loại.
Sau khoảng thời gian nghiên cứu, thử nghiệm khoảng 3 năm, cho đến năm 2000, sản phẩm niềng răng trong suốt Invisalign đã được chấp nhận và trở nên thông dụng trong ngành nha khoa.
Niềng răng kim loại mỏng
Mặc dù niềng răng vô hình có thể phù hợp với nhiều bệnh nhân bởi tính thẩm mỹ, tiện dụng, nhưng có một số vẫn cần đến mắc cài kim loại để có kết quả tốt nhất có thể. So với mắc cài kim loại cách đây 20 năm, mắc cài hiện đại đã được tinh chế nhỏ, gọn hơn nhiều và ít lộ ra quá nhiều khác biệt khi đeo. Hạt mắc cài đính trên răng được thiết kế với hình dáng ‘mảnh mai’ hơn và các dây cung trong suốt luồn qua, giúp hòa hợp với răng của bạn hơn.
Niềng răng trong tương lai
Thật ngạc nhiên là mọi thứ đã thay đổi nhiều như thế nào trong chỉnh nha trong những năm qua. Với tốc độ như vậy, chắc chắn rằng công nghệ niềng răng sẽ còn nhiều nước tiến nữa trong tương lai. Người ta dự đoán rằng, có thể trong tương lai, kỹ thuật niềng răng sẽ ngày càng ít xâm lấn hơn đối với cấu trúc răng hàm mặt, đồng thời sẽ càng giảm thiểu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trong thời gian niềng răng. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng niềng răng vô hình sẽ trở nên mỏng hơn và thoải mái hơn theo thời gian. Một số giả thuyết khác còn cho rằng niềng răng sẽ là dĩ vãng, và các bác sĩ chỉnh nha sẽ có thể làm thẳng răng nhanh hơn bằng kỹ thuật vi tính. Cho dù niềng răng phát triển theo hướng nào, điều khiến chúng ta thực sự đáng kinh ngạc là một nụ cười đẹp với hàm răng đều và thẳng đã có tầm quan trọng như thế nào từ thuở sơ khai của nền văn minh.
Như vậy, qua nội dung trên chúng ta có thể thấy rằng, để có được thành tựu là những công nghệ niềng răng hiện đại ngày nay, lịch sử nha khoa đã phải trải qua một quá trình rất lâu dài với sự nỗ lực không mệt mỏi của những con người đầy tâm huyết. Họ luôn luôn không hài lòng và thấy rằng, cần phải cải tiến để hướng tới kết quả là sức khỏe của người niềng răng, hiệu quả căn chỉnh răng và tính thẩm mỹ cho ngoại hình của người niềng răng.
Niềng răng có dành cho bạn không?
Nếu bạn đang tự hỏi, liệu niềng răng có thể là câu trả lời cho nụ cười của bạn hay không, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với một bác sĩ chỉnh nha uy tín. Họ sẽ đánh giá được hiện trạng răng của bạn và xác định xem bạn có cần thiết phải niềng răng hay không, và làm thế nào để mang lại kết quả tốt nhất cho bạn.
Cấu trúc răng ở mỗi người là khác nhau, cũng như nhu cầu, sở thích, điều kiện kinh tế sẽ là các tiêu chí để bạn thảo luận với bác sĩ để lựa chọn phương án niềng răng phù hợp.
Ngày nay, bạn có rất nhiều lựa chọn khi nói đến việc nắn chỉnh làm thẳng răng. Không giống như trước đây khi đi niềng răng, chỉ có một phương án mặc định là đeo mắc cài kim loại cồng kềnh, hoặc mắc cài gây đau đớn. Giờ đây, bạn có thể lựa chọn niềng răng mắc cài kim loại mỏng, mắc cài sứ, niềng răng với mắc cài tự khóa hay mắc cài mặt lưỡi…Hoặc nếu việc đeo mắc cài mang đến nhiều bất tiện, bạn có thể đeo niềng Invisalign, .
Chúng vừa khít với răng một cách tự nhiên và có thể được tháo ra khi bạn muốn ăn thứ gì đó không phải là thứ “thân thiện với mắc cài” hoặc khi chúng cần được vệ sinh kỹ càng. Niềng răng Invisalign được yêu thích bởi nhiều người bởi sự tiện lợi và vẻ ngoài của nó.
Với sự đa dạng của thị trường niềng răng, một lần nữa chúng tôi lưu ý răng, bạn cần thảo luận thật kỹ với bác sĩ trước khi đưa ra quyết định niềng răng.
Nếu bạn muốn niềng răng nhưng chưa tìm được địa chỉ uy tín, hãy đến với Nha khoa Thúy Đức. Với Nha khoa Thuý Đức, mỗi khách hàng đều như người thân – những người mà chúng tôi thấu hiểu và dốc lòng chăm sóc. Đội ngũ bác sĩ và chăm sóc viên cam kết luôn tận tâm và nỗ lực tối ưu hoá quy trình chỉnh nha để mang đến cho khách hàng sự an tâm tuyệt đối khi trải nghiệm dịch vụ.
NIỀNG INVISALIGN TẠI NHA KHOA THÚY ĐỨC
- Bác sĩ Đức được hãng Invisalign đánh giá là bác sĩ TOP 1 tại Đông Nam Á và TOP 1 về kinh nghiệm, chuyên môn tại Việt Nam.
- Bác sĩ đầu tiên tại Đông Nam Á đạt thứ hạng Blue Diamond trên bản đồ Invisalign toàn cầu.
- Bác sĩ có số lượng khách hàng niềng Invisalign nhiều nhất Việt Nam năm 2021.
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ AAO.
- Bác sĩ thuộc Hiệp hội nắn chỉnh răng thế giới IAO, Hiệp hội chỉnh nha thế giới WFO.
- Dịch giả của những cuốn sách chỉnh nha nổi tiếng như 1001 bí kíp lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Các ca lâm sàng trong chỉnh nha (2015), Cơ sinh học trong chỉnh nha (2016),…
- Bác sĩ Đức đã có kinh nghiệm điều trị hơn 6500 ca chỉnh nha, được coi là một trong những bác sĩ có số lượng KH niềng răng lớn nhất Hà Nội.
- Là người đầu tiên đưa phương pháp Niềng không nhổ răng F.A.C.E từ nước ngoài về ứng dụng tại Việt Nam, giúp hạn chế tối đa việc nhổ răng thậm chí không cần nhổ răng mà vẫn mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
- Nha khoa đầu tiên tại Việt Nam sở hữu máy quét dấu răng toàn hàm iTero 5D Plus hiện đại nhất thế giới.
- Phòng khám chỉ sử dụng mắc cài cao cấp Ormco Hoa Kỳ – Thương hiệu mắc cài lâu đời và uy tín nhất thế giới.
- Ngoài ra, phòng khám hỗ trợ trả góp linh hoạt với lãi suất 0% cùng nhiều chính sách ưu đãi khác.
Nha khoa Thúy Đức đảm bảo sẽ mang đến kết quả hài lòng nhất cho tất cả khách hàng. Để được tư vấn và thăm khám cụ thể bạn hãy ghé qua Nha khoa Thúy Đức ngay hôm nay nha!
➤Xem chi tiết: Dịch vụ niềng răng Invisalign – Nha khoa Thúy Đức
Nếu đang có những câu hỏi, thắc mắc liên quan đến vấn đề niềng răng Invisalign, quý khách hàng liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:
NHA KHOA THÚY ĐỨC – Bác sĩ Phạm Hồng Đức
- Hotline: 096 361 4566 – 093 186 3366
- Địa chỉ: Số 64 phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
- Giờ làm việc: 8h00 – 19h00 từ thứ 2 đến Chủ Nhật
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page